Ba người khiêm tốn trở thành triệu phú trên thị trường chứng khoán
Chúng ta thường nghe về 0,00001% những người trở thành triệu phú hoặc tỷ phú nhờ vào những phát minh hoặc ý tưởng vĩ đại làm thay đổi thế giới như: Marc Zuckerberg, Bill Gates, Elon Musk, danh sách này sẽ vẫn còn nữa. Và tất cả chúng ta sẽ đồng ý rằng con đường của họ không hề dễ dàng để lặp lại. Họ hầu hết là những người có sự pha trộn độc đáo giữa khả năng thiên bẩm, năng lực làm việc, thiên hướng phát hiện cơ hội và vận may tuyệt đối.
Có một nhóm thứ hai: là những người vốn đã có một lượng tài sản rất lớn ngay từ đầu và những người đã làm cho nó trở nên thịnh vượng nhưng thường có xu hướng không được đề cập đến. Điển hình như Donald Trump là một ví dụ, bất chấp tất cả những tranh cãi xung quanh, ông được biết đến là một nhà đầu tư bất động sản thiên tài, người đã gia tăng tài sản của mình theo cấp số nhân trong nhiều năm qua. Điều ít được nhắc đến là ông ấy đã bắt đầu sự nghiệp của mình với số vốn “khiêm tốn” vài triệu đô la.
Tôi nghĩ còn nhiều điều cần phải học hỏi từ nhóm người thứ ba: là những người trở nên giàu có mà không được sinh ra trong môi trường hoàn hảo, chưa từng kiếm được thu nhập lớn, không có chỉ số IQ của Einstein và chưa bao giờ thành lập bất kỳ doanh nghiệp nào.
Chúng ta nghĩ không thể nào? Và đây là những gì chúng ta sẽ thấy.
Grace Groner: Cô thư ký trở thành triệu phú chỉ với duy nhất một cổ phiếu
Grace Groner là một trường hợp khá độc đáo trong giới đầu tư bởi vì cô ấy đã gây dựng tài sản của mình bằng… một cổ phiếu.
Bà Groner từng là thư ký cho một tập đoàn lớn của Mỹ: Abbott Laboratories. Do đó, vào năm 1935, bà đã mua 180 đô la cổ phiếu của công ty này. Sau đó, bà tái đầu tư cổ tức từ khoản đầu tư của mình trong 75 năm. Vào thời điểm bà qua đời, mọi người đều rất ngạc nhiên khi thấy bà là người đứng đầu khối tài sản với hơn 7 triệu đô la.
Khi nhìn lại Abbott Laboratories là một khoản đầu tư phi thường, công ty này cho đến nay vẫn là một trong những “cổ tức Aristocrat” của Mỹ, nghĩa là hiếm có công ty nào tăng cổ tức hàng năm một cách liên tục trong vòng hơn 50 năm.
Nhiều người hiểu quan điểm rõ về cách vận hành của lãi suất kép, nhưng ví dụ của Grace Groner đã cho thấy nhiều mặt khác đối với khái niệm này. Việc chuyển từ 180 đô la thành 7 triệu đô la dường như là không thể. Và chưa hết.
Tuy nhiên, đúng là bà Groner đã rất may mắn trong lựa chọn đầu tư của mình và tôi sẽ không khuyên bất kỳ ai đầu tư tất cả số tiền tiết kiệm của mình vào một cổ phiếu duy nhất.
Ronald Read: Nhân viên hướng dẫn khách hàng với tài sản 8 triệu đô la
Ronald Read là một người đàn ông khiêm tốn, luân phiên làm công việc hướng dẫn khách hàng và nhân viên trạm xăng. Thu nhập của ông ấy luôn ở mức thấp, tuy nhiên ông ấy đã để lại khối tài sản hơn 8 triệu đô la (Đây là số tiền mà ông ấy đã quyên góp cho một hiệu sách địa phương).
Thực sự ngạc nhiên khi phát hiện ra quy mô tài sản của mình đến nỗi câu chuyện của ông đã được đăng tải trên nhiều phương tiện truyền thông tài chính (thậm chí trên cả tờ Wall Street Journal và CNBC).
Ronald Read trên tờ CNBC
Theo vợ ông “Ông ấy chỉ đầu tư vào những gì mình biết và những gì có trả cổ tức.” Sau đó người ta tính toán rằng để tích lũy tài sản của mình, ông Read đã phải đầu tư khoảng 300 đô la tiền lương mỗi tháng trong vòng 60 năm. Vào cuối đời, danh mục chứng khoán của ông ấy đã trả 20.000 đô la tiền cổ tức mỗi tháng.
Nó cũng đa dạng hơn so với ví dụ mà chúng tôi đã đưa ra trước đây, theo tờ báo về tài chính, danh mục đầu tư của ông ấy bao gồm khoảng 100 cổ phiếu khác nhau.
Dưới đây là danh sách 10 cổ phiếu lớn nhất của ông theo tờ Wall Street Journal đưa tin:
Như bạn có thể thấy, một lần nữa có rất nhiều các cổ tức Aristocrat trong danh mục đầu tư của ông ấy và của các công ty lớn, vững chắc và được thành lập trong các ngành tương ứng của họ.
Anne Scheiber: thanh tra thuế với giá trị tài sản là 22 triệu đô la
Anne Scheiber từng là kiểm toán viên cho cơ quan thuế Hoa Kỳ (IRS). Bà không bao giờ kiếm được hơn 4.000 đô la một năm và bà bắt đầu đầu tư vào năm 1944 chỉ với 5.000 đô la tiền tiết kiệm. Khi thường xuyên kiểm toán tài khoản của những cá nhân giàu có đối với những tài khoản của nhà nước, bà ấy nhận ra một điều: những người giàu có nhất đều có xu hướng sở hữu rất nhiều cổ phiếu.
Với ý nghĩ đó, bà ấy đã bắt đầu và sử dụng các kỹ năng chuyên môn của mình để phân tích bảng cân đối kế toán của các công ty trước khi đầu tư tiền cá nhân. Khi bà qua đời vào năm 1995 (51 năm sau lần đầu tư đầu tiên), bà đã gây dựng được khối tài sản trị giá 22 triệu USD bắt đầu từ con số gần như bằng không.
Ví dụ về Anne Scheiber cũng rất thú vị vì bà ấy là người duy nhất trong danh sách này sử dụng các phương pháp nâng cao hơn để lựa chọn các cổ phiếu của mình và như bạn có thể thấy, bà ấy đã tích lũy được nhiều tiền hơn trong thời gian ngắn hơn rất nhiều so với ông Read hay bà Groner (đó là lý do tại sao việc chọn ra những cổ phiếu tốt nhất là rất quan trọng).
Người ta nói rằng trong suốt cuộc đời làm việc của bà ấy và mặc dù từng là một nhân viên không thể chê trách, Anne Scheiber chưa bao giờ được tăng lương một lần nào trong cả sự nghiệp của mình vì sự phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn tồn tại vào thời điểm đó, và chủ nghĩa bài xích người Do Thái có mặt khắp nơi trong rất nhiều các tổ chức của Mỹ vào giữa thế kỷ 20 (bà cũng đã quyên góp tài sản của mình cho một hiệp hội chống lại sự phân biệt đối xử vào thời điểm bà qua đời).
Tôi nghĩ rằng câu chuyện của bà ấy rất đáng để học hỏi, đặc biệt là trong một thế giới công việc thay đổi nhanh chóng và thường khó khăn như thế giới chúng ta đang sống ngày nay. Nhiều người trong chúng ta hiểu rằng chúng ta không thể chỉ dựa duy nhất vào thiện chí của ông chủ để được tăng lương (hoặc không). Dựa trên quan sát này, có hai cách để tiếp nhận mọi thứ: buồn bã về bối cảnh kinh tế khó khăn ở châu Âu và khoanh tay chờ với hy vọng rằng mọi thứ sẽ thay đổi (hoặc không) một cách kỳ diệu, hoặc làm như Anne Scheiber (người có thể đã có một cuộc sống khó khăn hơn chúng ta nhiều) và tự mình nắm lấy mọi thứ.
Kết luận
Ông Read, bà Groner và bà Scheiber có thể không có kiến thức tài chính như Benjamin Graham hay Warren Buffett nhưng họ có 3 yếu tố quan trọng mà nhiều nhà đầu tư còn thiếu như: sự kiên nhẫn để chờ các khoản đầu tư lớn dần, kỷ luật đầu tư thường xuyên và sự mạnh dạn để nắm giữ chứng khoán của họ trong thời kỳ thị trường gấu có thể khiến nhiều nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm run sợ (1972/1974, 2000/2002 và 2008 là một số ít). Một số người cũng sẽ nói (một cách chính xác): Thật may mắn khi được sinh ra và đầu tư tại Hoa Kỳ vào đúng thời điểm.
Chúng ta ít nhắc đến hơn trên các phương tiện truyền thông về ông Read, bà Groner và bà Scheiber so với những người được đề cập trong phần giới thiệu của bài báo này (thực tế là tôi nghi ngờ rằng bất kỳ tờ báo hoặc phương tiện truyền thông tiếng Pháp nào ngoài blog khiêm tốn này chưa từng nhắc đến họ bằng một bài báo nào) và tôi nghĩ rằng ví dụ của họ có lẽ sẽ truyền cảm hứng và giàu bài học hơn những người thường được nhắc đến.
Mặc dù không phải ai sinh ra cũng có đủ kỹ năng để trở thành Bill Gates hay Marc Zuckerberg, nhưng không phải ai sinh ra cũng có đủ kỹ năng để noi gương theo Anne Scheiber hay Donald Read.
Nguồn plus-rich.com
Be the first to comment