Đây là cách mà Bernard Arnault đã xây dựng khối tài sản và cách thức đầu tư tiền của mình
Tỷ phú giàu nhất nước Pháp, Bernard Arnault cũng là một trong những người giàu nhất hành tinh. Theo tạp chí Challenges, ông chủ của thương hiệu LMVH thậm chí đã trở thành tỷ phú giàu nhất của thế giới vào cuối tháng 11 năm 2019 nhờ vào sự tăng giá cổ phiếu của tập đoàn hàng xa xỉ phẩm, sau khi mua lại thương hiệu kim hoàn Mỹ Tiffany. Người doanh nhân 70 tuổi này thường bị cáo buộc với việc sử dụng các phương thức tối ưu thuế để không bị coi như hành động trốn thuế, nhằm thu được phần lớn khối tài sản của mình từ công ty LVMH, và nó đã trở thành công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất trong CAC40.
Nhưng ông ấy cũng sở hữu tài sản trong các tập đoàn hàng xa xỉ khác, trong các nhà phân phối sản phấm lớn thông qua Carrefour, cũng như các bất động sản khác nhau và các thời báo hàng ngày có sức ảnh hưởng. Đây là ông chủ người Pháp đầu tiên từng gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau khi Trump nhậm chức vào tháng 1 năm 2017, Bernard Arnault là một người quyền lực, có mối quan hệ thân cận với một vài chính trị gia. Ông là nhân chứng cho đám cưới của Cécilia và Nicolas Sarkozy vào năm 1996, tỷ phú đã chứng kiến sự khánh thành quỹ Louis-Vuitton của ông, quỹ dành riêng cho nghệ thuật, cùng với sự tham dự của Tổng thống Cộng hòa Pháp François Hollande vào tháng 10 năm 2014.
Bernard Arnault nổi tiếng bởi sự tài trợ của ông trong nhiều năm. Gia đình của ông và tập đoàn LVMH đã không ngần ngại quyên góp 200 triệu euro để chung tay xây dựng lại nhà thờ Đức bà Paris bị phá hủy một phần trong vụ hỏa hoạn vào tháng 4 năm 2019.
Theo Bloomberg, dưới đây là cách doanh nhân này xây dựng khối tài sản của mình – gần 90 tỷ euro tính đến ngày 21 tháng 2 năm 2020 – và cách ông ấy đầu tư và chi tiêu.
Bernard Arnault bắt đầu bước vào giới kinh doanh bằng cách làm việc cho công ty xây dựng của cha mình từ năm 1971, tại phía Bắc, sau khi tốt nghiệp tại trường Ecole Polytechnique.
Bernard Arnault tiếp quản công ty vào cuối những năm 1970 và chuyển hướng công ty sang phát triển bất động sản. Sau đó công ty được đổi tên thành Férinel. Cuối cùng nó đã được mua lại vào năm 1995 bởi công ty cung cấp nước Générale des Eaux mà sau này trở thành công ty bất động sản Nexity.
Cuối năm 1984, Bernard Arnault được chính quyền lựa chọn để tiếp quản công ty dệt may miền bắc Boussac, thuộc sở hữu của anh em nhà Willot, cũng như các công ty Christian Dior, Le Bon Marché và Conforama.
Bernard Arnault đã thu hồi 42% cổ phiếu của anh em nhà Willot mà họ nắm giữ trong công ty tài chính Agache, nhằm chiếm đoạt tập đoàn Boussac. Theo Le Monde đưa tin, ông bỏ ra 400 triệu franc, trong đó có 100 triệu trực tiếp từ công ty chủ quản và phần còn lại là nhờ vào việc gây quỹ với các nhà đầu tư tài chính, đặc biệt là ngân hàng đầu tư Lazard Frères. Để điều chỉnh các tài khoản của công ty, Bernard Arnault thực hiện giảm số lượng nhân viên. Theo nhật báo, từ số lượng 16.000 nhân công tính đến cuối năm 1984, nó tăng lên 12.500 trong các nhà máy vào cuối năm 1985, sau đó giảm xuống còn 9.800 nhân công vào cuối năm 1986.
Tháng 1 năm 1989, Bernard Arnault trở thành cổ đông lớn của LVMH, sau khi trở thành một trong những cổ đông chính vào năm 1987 bằng cách tăng thêm 25% vốn của tập đoàn.
Ra đời từ sự hợp nhất của Moët Hennessy và Louis Vuitton vào năm 1987, LVMH đã khơi dậy lòng tham của Bernard Arnault, ông đã lợi dụng những bất đồng giữa Henry Racamier, người đứng đầu Louis Vuitton, và Alain Chevalier, người điều hành hãng rượu sâm panh và rượu mạnh Moët Hennessy. Arnault lần đầu tiên nắm giữ cổ phần của tập đoàn hàng xa xỉ phẩm này vào năm 1987, sau đó trở thành cổ đông lớn và ông chủ của LVMH vào năm 1990 với sự giúp đỡ của nhà sản xuất bia Guinness.
Sau những tranh chấp pháp lý, Bernard Arnault xoay sở để đánh bật Henry Racamier, Alain Chevalier và Guinness ra khỏi tập đoàn để trở thành chủ nhân duy nhất. Bằng cách mua lại LVMH, ông ấy đặc biệt có trong tay dòng nước hoa của Christian Dior cũng là hang thời trang cao cấp mà ông ấy đã sở hữu trước đó.
Năm 1993, LVHM mua lại các thương hiệu Berluti và Kenzo, sau đó là hãng sản xuất nước hoa Guerlain vào năm 1994, hay thậm chí cả hãng sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ TAG Heuer vào năm 1999.
Vào tháng 2 năm 2020, LVMH đã thực hiện thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử của mình khi tiếp quản công ty kim hoàn Mỹ Tiffany, với số tiền lên đến 14,7 tỷ Euro.
Cuối tháng 12/2019, tập đoàn gia đình Arnault sở hữu 47,35% vốn LVMH và 63,4% quyền biểu quyết. Vào cuối tháng 1 năm 2020, Bernard Arnault đã mua lại 28.774 cổ phiếu bổ sung của LVMH, chiếm tổng số tài sản là 11,7 triệu Euro.
Theo Le Revenu, khoản tiền lương được trả cho vị chủ tịch của LVMH là 7,96 triệu euro vào năm 2018, là ông chủ được trả lương cao thứ bảy trong CAC 40.
Bên cạnh LVMH, Bernard Arnault cũng sở hữu gần 2% cổ phần của Hermès, phần còn lại sau nỗ lực mua lại bị hủy bỏ vào năm 2014
Bernard Arnaud thông qua tập đoàn Groupe Arnault, với cổ phần trong Carrefour, chiếm 8,6% vốn của tập đoàn phân phối này vào cuối năm 2019.
Vào đầu những năm 2000, Groupe Arnault đã đầu tư 30 triệu đô la vào Netflix, khi đó mới chỉ là dịch vụ cho thuê DVD.
Theo CheckNews, Bernard Arnault đã thành lập quỹ Europ @ web vào năm 1999, chuyên đầu tư vào các công ty khởi nghiệp về internet với ngân sách 500 triệu. Quỹ này đã biến mất vào năm 2001, đặc biệt là sau khi bong bóng internet bùng nổ, sau khi đầu tư vào một số công ty bao gồm eBay và Cisco.
Sau khi sở hữu La Tribune từ năm 1993 đến năm 2007, tập đoàn của Bernard Arnault đã mua lại tờ báo Les Echos vào năm 2007 với giá 240 triệu euro. Ông ấy cũng đã mua lại tờ báo Le Parisien vào năm 2015, với số tiền mà ông ấy bỏ ra chỉ là 50 triệu euro.
LVMH cũng sở hữu Radio Classique, các trang web Investir và Boursier.com cũng như tạp chí nghệ thuật Connaissance.
Ngoài ra, Bernard Arnault cũng sở hữu một số lượng lớn bất động sản, chẳng hạn như dinh thự rộng 2.000 m2 nằm ở đường Barbet-de-Jouy, quận 7 Paris, mà ông đã sẽ mua lại từ Jean-Luc Lagardère với giá 25 triệu euro vào năm 2005.
Theo tờ Capital, căn biệt thự có hồ bơi dưới tầng hầm.
Bernard Arnault cũng sở hữu lâu đài Saint-Rémy-des-Landes ở Clairefontaine-en-Yvelines, gần Rambouillet, cũng như một biệt thự ở Saint-Tropez, trên Côte d’Azur.
Kể từ năm 2000, người doanh nhân này cũng là chủ sở hữu của Nyn Park, một khu đất rộng 129 ha, cách London 30 km về phía bắc, trên đó là một biệt thự rộng 4.300 m2 được hoàn thành vào năm 2011. Khu đất cũng bao gồm hồ bơi và sân tennis có hàng rào bảo vệ, cũng như phòng tập thể dục và phòng ở cho khách.
Bernard Arnault cũng sở hữu bất động sản Lambrays ở Burgundy, ông đã mua với giá 110 triệu euro vào năm 2014. Và ông ấy cũng sở hữu 25 vườn nho khác nhau trên thế giới.
Tỷ phú này đã mua một số bất động sản nhà ở tại Los Angeles, trong các vùng lân cận của Beverly Hills, Trousdale Estates và Hollywood Hills, tất cả với trị giá ít nhất là 90 triệu euro.
Bên cạnh đó, Bernard Arnault cũng sở hữu một hòn đảo rộng 54 ha trong quần đảo Bahamas, kể từ đầu những năm 2000. Ông ấy đã mua nó với giá 4 triệu €, sau khi bỏ ra 25 triệu € sửa chữa.
Arnault sở hữu du thuyền Symphony, ước tính khoảng 130 triệu euro. Được hạ thủy vào năm 2015, con thuyền dài 101 m này được trang bị một sân bay trực thăng, một bể bơi có sàn trong suốt và 8 dãy phòng.
Bernard Arnault cũng có một máy bay phản lực riêng Bombardier Global Express, ước tính khoảng 48 triệu euro.
Tỷ phú người Pháp đã nộp đơn xin nhập quốc tịch Bỉ, điều này đã khiến ông bị buộc tội muốn trốn thuế, cũng như tờ Une de Libération vào tháng 9 năm 2012 có đã có bài báo với tiêu đề “Casse-toi riche con!”(Hãy cút đi tên khốn giàu có!”)
Vào tháng 11 năm 2017, một cuộc điều tra với Paradise Papers tiết lộ rằng Bernard Arnault đã phân bố tài sản của mình tại sáu thiên đường thuế khác nhau, bao gồm Malta, Luxembourg, Quần đảo Jersey và Quần đảo Caïman.
Theo Le Monde và Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế, doanh nhân Barnard Arnaud đã đầu tư tiền vào hai chiếc du thuyền, ngôi nhà sang trọng của mình ở Nyn Park gần London và vào quỹ đầu tư tại các thiên đường thuế.
Quỹ Louis Vuitton, dành riêng cho nghệ thuật đương đại, được khánh thành vào tháng 10 năm 2014. Được định giá ban đầu là 100 triệu euro, nhưng cuối cùng nó sẽ có giá vài trăm triệu.
Theo tờ Marianne, việc xây dựng tòa nhà Louis-Vuitton Foundation do kiến trúc sư Frank Gehry, đặc biệt thiết kế cho Bảo tàng Guggenheim de Bilbao, sẽ tiêu tốn gần 800 triệu euro. LVMH đã thành công trong việc áp đặt Nhà nước 80% số tiền này, tương đương hơn 600 triệu euro, tạp chí này khẳng định, nhờ vào các lợi thế về thuế và “nhiều cách thức khác nhau”
Trong một báo cáo được bảo trợ công bố vào tháng 11 năm 2018, báo cáo kiểm toán ghi nhận từ năm 2007 đến năm 2017, tập đoàn xa xỉ phẩm này đã giảm thuế 581,1 triệu euro đối với số tiền phải nộp cho Fondation. Các nhà tri thức tại đường Cambon sau đó đã chỉ trích hoạt động của tổ chức này, ước tính rằng “tác động thực sự của tòa nhà là sự đóng góp về mặt hình ảnh của Fondation cho tập đoàn và cho chính thương hiệu của họ”.
Sau vụ cháy nhà thờ Đức Bà Paris vào tháng 4 năm 2019, gia đình Arnault và tập đoàn LVMH đã thông báo quyên góp 200 triệu euro để xây dựng lại nhà thờ.
Theo những tranh cãi liên quan đến khả năng của doanh nhân này trong việc dễ dàng tung ra một khoản tiền rất lớn. Vài ngày sau đó Bernard Arnault đã chỉ ra rằng các khoản quyên góp của tập đoàn và gia đình ông sẽ không được miễn thuế.
Vào tháng 7 năm 2020, tạp chí Challenges thông báo rằng Bernard Arnault đã trở thành người Pháp đầu tiên trong lịch sử có khối tài sản lên tới 100 tỷ euro. Tỷ phú đầu tiên ở châu Âu, ông chỉ xếp sau Jeff Bezos (Amazon) và Bill Gates (Microsoft) khi so sánh trên toàn cầu.
Theo Morin/Bloomberg thông qua Getty Images
Be the first to comment